Kết quả tìm kiếm cho "Quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp vào Quy hoạch TP Cần Thơ thời kỳ 2021-2030"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 75
Từ đầu năm đến nay, ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) An Giang triển khai tốt kế hoạch, nhiệm vụ theo chương trình công tác đề ra. Đồng thời, thực hiện kịp thời nhiều nhiệm vụ đột xuất theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Bộ TN&MT, phát huy hiệu quả các nguồn lực của TN&MT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang là địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Với tư duy đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển bền vững, nâng cao đời sống Nhân dân, tỉnh đã tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ, đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội hóa để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trong bối cảnh nguồn ngân sách rất hạn hẹp.
Năm 2024 đã qua 3/4 chặng đường. Trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cách làm linh hoạt của chính quyền các cấp, thành quả An Giang nhận được là sự chuyển biến tích cực trên hầu hết lĩnh vực.
9 tháng của năm 2024, An Giang triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng chung của tình hình thế giới và trong nước. Song, dưới sự lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và Nhân dân, KTXH của tỉnh tiếp tục phát triển.
Kỳ họp thứ 20 (giữa năm 2024) HĐND tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 quyết nghị 16 nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) cho 6 tháng cuối năm. Những nhiệm vụ ấy đều được nhắc đến nhiều lần trước đó, cần sự tập trung, nỗ lực cao độ của cả hệ thống chính trị và từng cá nhân mới có thể đạt được như mong muốn.
An Giang có lợi thế vị trí chiến lược địa kinh tế, địa chính trị, có cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông và là vùng nông nghiệp đặc hữu với điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, nguồn nước ngọt... mang đến nhiều cơ hội, tiềm năng để tỉnh phát triển trên các trụ cột kinh tế - xã hội (KTXH). Tận dụng tốt lợi thế, tỉnh đang đẩy mạnh công tác quy hoạch, đảm bảo phát triển đô thị bền vững theo hướng từ đô thị xanh đến đô thị thông minh trên cơ sở đảm bảo phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn.
Vượt qua khó khăn do tình hình bất ổn chính trị một số khu vực, suy thoái kinh tế chung của thế giới, An Giang vẫn tập trung triển khai tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH); ước tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 đạt 6,8%, mức tăng cao so cùng kỳ các năm trước. Để đạt mục tiêu “bứt tốc” tăng trưởng cho năm 2024 - năm “bản lề” của giai đoạn 2021 - 2025, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp (DN) đóng vai trò quan trọng.
Định hướng lâu dài của Trung ương là xây dựng ĐBSCL trở thành nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) bền vững. Bên cạnh đầu tư tương xứng để vực dậy tiềm năng, lợi thế, cần phát huy hiệu quả liên kết vùng, đánh thức sức mạnh của từng địa phương để tạo động lực đưa đất “Chín Rồng” vươn tầm cao mới.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã bắt đầu, chuẩn bị cho rất nhiều quyết sách quan trọng được đề ra cho 6 tháng còn lại của năm 2024 và những năm tiếp theo. Trước thềm kỳ họp, nhiều kiến nghị, vướng mắc của tỉnh An Giang được chuyển tải, kỳ vọng sớm có biện pháp tháo gỡ, cho chủ trương.
UBND tỉnh An Giang triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm xây dựng lộ trình, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, phân công trách nhiệm từng cơ quan, đơn vị, địa phương; cụ thể nguồn lực thực hiện.
Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh An Giang tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, bao gồm cơ sở hạ tầng liên vùng và biên giới. Nhờ đó, cơ bản hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn, có khả năng kết nối giao thông thủy - bộ và liên kết được với hệ thống giao thông tỉnh, thành phố lân cận.
Phát triển hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) gắn với tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực của tỉnh là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, phù hợp định hướng cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp tập trung, hiện đại, hiệu quả; chuyển đổi tư duy của nông dân từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Những năm qua, triển khai Chương trình hành động 06-CTr/TU, ngày 29/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lĩnh vực này, toàn tỉnh đạt những kết quả bước đầu.